Mẹ thấy được những sự thay đổi gì của trẻ sơ sinh trong tháng đầu?

Trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên là giai đoạn trẻ bắt đầu làm quen với môi trường xung quanh khác biệt so với môi trường khi còn ở trong bụng mẹ. Vì thế nhiều ba mẹ thường cho rằng trẻ sẽ không có quá nhiều sự phát triển về thể chất, nhận thức đến cảm xúc và trí tuệ. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên có thể đạt được những cột mốc tăng trưởng quan trọng, đó là gì? Ba mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.

1. Sự phát triển của trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên về chiều cao và cân nặng

Mỗi trẻ sơ sinh sẽ có tốc độ phát triển khác nhau vì thế mẹ không nên so sánh mức tăng cân và chiều cao với những trẻ khác. Trung bình, sau 1 tháng, chúng tăng từ 0,7 đến 0,9kg mỗi tháng và tăng 2,5 đến 4cm. Chu vi vòng đầu tăng khoảng 1,25cm mỗi tháng.

Có một điều mẹ cần biết, cân nặng của trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên giảm ngay sau khi chào đời, cụ thể khoảng 2 – 4 ngày sau sinh trẻ bị giảm cân trung bình 20 – 50g/ngày. Nhưng sau đó sẽ lấy lại được cân nặng nhanh chóng, khôi phục lại như ban đầu sau khoảng 2 tuần.

Tuy nhiên, khi trẻ sụt cân quá hạn mức cho phép ( >10% so với cân nặng ban đầu), lúc này mẹ cần sự can thiệp từ bác sĩ.


Mức tăng trưởng của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

2. Sự phát triển các giác quan của trẻ

Trong 1 tháng ngắn ngủi nhưng mẹ sẽ thấy những sự thay đổi thú vị của trẻ, cụ thể như sau:

Sự phát triển về thị lực

Trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên, tầm nhìn chỉ trong khoảng 8 – 12 inch ( 20 – 40 cm). Hơn nữa, lúc này trẻ vẫn còn bị hạn chế về kỹ năng thị giác nên chưa biết cách dùng đôi mắt của mình, nên mắt thường vận động ngẫu nhiên không bao giờ nhìn cố định tuy nhiên, trẻ sẽ bị thu hút bởi các vật thể chuyển động và đặc biệt là khuôn mặt của ba mẹ nếu duy trì ở khoảng cách gần nhất mà trẻ có thể nhìn thấy.

Ngoài ra, trong giai đoạn này trẻ chỉ có thể nhìn mọi thứ dưới dạng màu đen, màu trắng hoặc các sắc xám nhạt.

Sự phát triển về thính giác

Sự phát triển của trẻ sơ sinh trong tháng đầu về thính giác như sau: Ở giai đoạn 1 tháng tuổi thính giác của trẻ đã phát triển tốt, trẻ thích những âm thanh có sự thay đổi về âm sắc hoặc nhịp độ, đặc biệt bắt đầu có những phản ứng với những âm thanh quen thuộc như giọng nói của ba mẹ và sẽ phản ứng tiêu cực với những âm thanh quá lớn.

Nếu một tiếng động làm bé giật mình, bé có thể khóc, cứng người và chân hoặc đưa tay ra ngoài và ra sau từ ngực.


Trẻ 1 tháng tuổi đã có những phản ứng về âm thanh

Sự phát triển về cơ bắp

Chỉ khi đến cuối tháng đầu tiên, cơ bắp của trẻ mới có sự khác biệt, hầu hết lúc này trẻ đều có thể ngẩng đầu lên khi bạn đặt bé nằm sấp và bé sẽ quay đầu sang một bên. Khi cơ cổ khỏe hơn, trẻ sẽ có thể quay đầu và nâng đầu lên.

Sự phát triển phản xạ của trẻ sơ sinh trong tháng đầu

Trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên chỉ có những phản xạ tự nhiên mang tính tự phát và không có ý thức. Bao gồm:

– Phản xạ nuốt, phản xạ bú

– Phản xạ nắm tay là khi ba mẹ đưa một vật vào lòng bàn tay của trẻ, trẻ có thể nắm nhưng không nắm chắc.

– Khi chạm vào má, hay vị trí gần miệng ở bên nào thì môi trẻ sẽ đưa hướng về bên đó như muốn ngậm bú

– Khi vỗ vào thành giường nơi trẻ nằm, hoặc có tiếng động mạnh trẻ giật mình hai tay giang ra ôm choàng vào thân.

>>>Xem thêm: Giúp ba mẹ nhận biết những dấu hiệu trẻ sơ sinh bú đủ no hoặc đang đói

Phản xạ của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Sự phát triển cảm xúc

Bé sẽ khóc to khi đói hoặc khó chịu. Khi chúng vui vẻ, hài lòng hoặc chơi đùa cùng ba mẹ, chúng có thể đáp lại bằng cách tạo ra những tiếng động nho nhỏ. Ngoài ra, khi được 1 tháng, một số trẻ còn học được cách tự xoa dịu bằng cách tìm kiếm núm vú của mẹ hoặc thậm chí mút ngón tay hoặc ngón tay cái.

3. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh trong tháng đầu ngủ bao nhiêu tiếng? Trẻ giai đoạn đầu ngủ rất nhiều trung bình lên tới 16 – 17 tiếng mỗi ngày, tuy nhiên thời gian mỗi giấc ngủ lại khá ngắn chỉ trong 2 – 4 giờ dù là ban ngày hay ban đêm. Điều này cũng ảnh hưởng đến mỗi cữ bú của trẻ, theo đó khoảng thời gian giữa 2 cữ bú liên tiếp cách nhau 2 – 4 giờ trùng với giờ trẻ bắt đầu thức giấc sau một giấc ngủ.

 
Giấc ngủ của trẻ 1 tháng

Nắm rõ được những sự thay đổi ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên, ba mẹ sẽ có sự điều chỉnh về cách chăm sóc và tương tác với con nhiều hơn để làm tiền đề cho những kỹ năng phát triển sau đó tốt hơn và hoàn thiện hơn.

*Thông tin sưu tầm*

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717