Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh: Nắm rõ để “đối phó” hiệu quả

Tiếng khóc của trẻ biểu thị cho rất nhiều điều nhưng trong số đó có thể liên quan đến các vấn đề bệnh lý mà phổ biến nhất là hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh.

Đây là hiện tượng trẻ khóc nhiều giờ kéo dài đến hơn 3 tiếng một ngày, ít nhất 3 ngày 1 tuần trong vòng 1 tuần hoặc hơn thậm chí có thể kéo dài lâu hơn, thường xuất hiện trong giai đoạn từ 2-3 tuần đến 3 tháng tuổi, bắt đầu đột ngột xuất hiện vào các buổi chiều, tối hoặc ban đêm.

Vậy nguyên nhân dẫn đến hội chứng colic do đâu? Làm thế nào để đối phó và đưa trẻ về trạng thái bình thường? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.

1. Những nguyên nhân dẫn đến hội chứng colic ở trẻ sơ sinh

Hội chứng quấy khóc colic là một vấn đề khá phổ biến khi nó ảnh hưởng đến ⅕ số trẻ sơ sinh hiện nay, bao gồm cả trẻ bú bình và trẻ sữa mẹ. Hội chứng này còn xảy ra phổ biến ở cả những trẻ khỏe mạnh vì thế khi quấy khóc nhiều giờ xuất hiện không có nghĩa là trẻ không khỏe hay mẹ đã chăm sóc trẻ sai cách.

Dù không ai biết chính xác nguyên nhân nhưng một số giả thuyết cho rằng hội chứng này có thể liên quan đến hệ tiêu hóa đang còn non nớt và vẫn trong thời điểm phát triển của trẻ.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo một số nguyên nhân dẫn đến hội chứng colic như dưới đây:

– Trẻ nuốt khí khi đang bú: Trong quá trình bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nếu cho trẻ bú sai cách, sai tư thế, trẻ sẽ nuốt sữa cùng với khí vào bụng từ đó dẫn đến hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, khó ợ hơi.

– Hệ tiêu hóa đang hoàn thiện: Trong giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vô cùng yếu ớt mà sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn mỗi ngày. Do đó, khi trẻ bú, hệ tiêu hóa của trẻ có khả năng chưa tiêu hóa được hết lượng sữa mà trẻ dung nạp vào

– Phản ứng với thành phần có trong sữa: Đường ruột của trẻ có thể trở nên nhạy cảm tạm thời với một số protein và đường có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức

– Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ nhưng nó chỉ tốt khi lợi khuẩn chiếm tỷ lệ cao hơn hại khuẩn ( 85% là lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn), ngược lại khi mất cân bằng sẽ gây ra rất nhiều tình trạng về tiêu hóa.


Hội chứng quấy khóc ở trẻ xuất phát từ đâu?

2. Nhận biết các triệu chứng của hội chứng quấy khóc ở trẻ

Những triệu chứng của hội chứng quấy khóc ở trẻ thường rất khác nhau do từng thời điểm. Vào khoảng thời gian khác thì mẹ sẽ thấy bé vẫn bình thường và vui vẻ đấy nhưng khi hội chứng bắt đầu ảnh hưởng, những dấu hiệu ba mẹ đặc biệt quan tâm như sau:

– Thời gian khóc của trẻ kéo dài trong nhiều giờ

– Tái diễn tình trạng này trong ít nhất 3 tuần

– Trẻ khóc rất to và có thể gào thét dữ dội

– Nắm chặt tay

– Mặt đỏ ửng

– Bụng căng, cong lưng và đầu gối co lên đến bụng

3. Nên làm gì khi trẻ mắc hội chứng quấy khóc

Trẻ có thể hết bị hội chứng quấy khóc khi đến bốn tháng tuổi, hoặc một vài trường hợp có thể kéo dài đến tháng thứ 6. Mặc dù hội chứng colic khó kiểm soát nhưng mẹ hãy yên tâm là không có bằng chứng nào cho thấy hội chứng này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bé nhé.

Nhưng điều này vô hình chung lại khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy kiệt sức và áp lực khi phải đối phó với các triệu chứng mà hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh mang lại vì trước đó chưa nghe qua cũng như có sự tìm hiểu kỹ lưỡng. Do đó, gây nên những khó khăn nhất định trong quá trình nhận biết và điều trị.


Cải thiện tình trạng quấy khóc ở trẻ

Tuy nhiên, sẽ có một vài phương pháp “dỗ dành” trẻ tốt nhất để có thể làm giảm các triệu chứng này hiệu quả.

– Điều chỉnh tư thế bú cho trẻ đúng cách

– Sau khi bú xong, hãy thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng vùng bụng để trẻ dễ tiêu hóa thức ăn

– Hãy ôm con vào lòng và dỗ dành nhẹ nhàng

– Nếu cho con dùng sữa công thức, mẹ hãy bổ sung nguồn sữa công thức chứa các dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa. Với Aptamil Profutura Úc cung cấp công thức Synbiotic độc quyền chứa lợi khuẩn probiotic và nguồn chất xơ Prebiotic giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa, giảm thiểu các triệu chứng bệnh lý liên quan có thể xảy ra.


Aptamil Profutura Úc cải thiện tiêu hóa tốt ở trẻ

– Ngoài ra, nếu phát hiện có bất kỳ triệu chứng nào của hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh, mẹ nên trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe, dược sĩ và bác sĩ Đừng quên nên ghi chép lại tần suất trẻ khóc, khoảng thời gian giữa các lần bú cũng như các triệu chứng ban đầu.

Dựa trên những thông tin đó, các chuyên gia sẽ có thể chẩn đoán được liệu trẻ có đang bị hội chứng quấy khóc hay không và cung cấp cho mẹ các phương pháp tốt nhất để điều trị.

Hy vọng bài viết này cung cấp được những thông tin cần thiết nhất cho mẹ về hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh.

>>>Xem thêm: 6 tips hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ giúp bụng khỏe mạnh, phát triển tốt

Nguồn: https://nutricia.com.au/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717