5 lời khuyên hữu ích giúp ba mẹ kiểm soát được tình trạng táo bón ở trẻ

Táo bón ở trẻ là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến khoảng hầu hết trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời. Khi bị táo bón, trẻ đi tiêu với tần suất ít hơn bình thường cùng với đó là cảm giác đau đớn và khó khăn mỗi lần đi thậm chí phân nếu không được tống ra ngoài sẽ tích tụ bên trong đại tràng khiến ruột hấp thụ lại các chất độc gây hại cho trẻ. Do đó, một số lời khuyên dưới đấy sẽ giúp ba mẹ kiếm soát tốt được tình trạng táo bón từ đó có cách điều trị càng sớm càng tốt. Hãy cùng theo dõi nhé.

1. Biết những điều cơ bản về phân của trẻ khi táo bón

Lượng phân, màu sắc và độ đặc khi bị táo bón tùy thuộc vào từng đứa trẻ, độ tuổi của chúng và việc trẻ bú sữa mẹ, bú sữa công thức hay ăn dặm. Nhưng hầu hết sẽ có đặc điểm khô, cứng, vón cục.

Ngoài ra, một tình trạng khác nghiêm trọng hơn của táo bón ở trẻ mà ba mẹ có thể nhận biết qua phân. Sau khi trẻ đi đại tiện, nếu ba mẹ thấy phân có màu đen hắc hoặc phân lẫn máu thì có thể là dấu hiệu của vết nứt ở hậu môn, bệnh loét dạ dày, bệnh Crohn,…..Lúc này, ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở ý tế để được thăm khám, vết nứt hậu môn có thể gây ra áp xe nếu không được điều trị, các bệnh lý khác liên quan đến sức khỏe và tăng trưởng của trẻ.

Bên cạnh đó, việc đi tiêu không thường xuyên không có nghĩa trẻ bị táo bón.
Việc trẻ không đi đại tiện trong vài ngày có thể xem là điều hoàn toàn bình thường, miễn sau đó phân của trẻ được đi dễ dàng và hình thành đúng – không quá cứng, không quá mềm, mịn và không bị căng.


Biểu hiện táo bón ở trẻ

2. Nhận biết dấu hiệu táo bón ở trẻ

Nếu có ít nhất 2 trong số các yếu tố sau, ba mẹ có thể xác định tình trạng táo bón ở trẻ. Nắm rõ điều này sẽ giúp ba mẹ sớm nhận biết để ngăn chặn được nguy cơ chuyển thành mãn tính.

– Đau ở vùng dạ dày (vùng bụng)

– Biếng ăn, ăn không ngon miệng, không hấp thụ được dưỡng chất dẫn đến chậm phát triển thể chất và trí tuệ

– Khó chịu, thay đổi hành vi, không vui vẻ, hay cáu gắt

– Hay sốt ruột, bồn chồn cần phải đi vệ sinh

– Cảm thấy mệt mỏi, muốn nôn và nôn

3. Ghi lại nhật ký ăn uống và tiêu hóa

Nhiều ba mẹ sẽ thấy điều này khá phiền phức nhưng nó thật sự cần thiết đặc biệt khi con có dấu hiệu mắc táo bón.

Nhật ký ăn uống và tiêu hóa của bạn có thể bao gồm các thông tin như con bạn ăn gì và ăn bao nhiêu, mất bao lâu và bất kỳ khó khăn nào trong hoặc sau đó. Bạn cũng có thể ghi lại thời điểm trẻ đi tiểu hoặc đi vệ sinh, màu sắc, độ đặc cũng như bất kỳ khó khăn nào trước hoặc trong khi đi vệ sinh.


Ghi lại nhật ký theo dõi tình trạng trẻ

4. Xem xét lại chế độ ăn của trẻ

80% nguyên nhân táo bón ở trẻ là do có một chế độ ăn uống không khoa học và thích hợp với hệ tiêu hóa. Vì thế ba mẹ khi táo bón ở trẻ diễn ra hãy nghĩ ngay đến nguyên nhân này đầu tiên.

Một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng, đặc biệt là chế độ ăn giàu chất
xơ – cách dễ dàng để kiểm soát táo bón hiệu quả. Nguồn chất xơ dồi dào bao ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh mì, gạo và ngũ cốc nguyên hạt; trái cây, các loại hạt khô và đặc biệt là rau củ.

Tiếp đến, hãy xem thường ngày ba mẹ có cung cấp đủ nguồn nước cho cơ thể trẻ hay không nhất là trong giai đoạn táo bón ở trẻ ăn dặm và sau ăn dặm vì lúc này trẻ bị giảm nguồn nước từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Nếu trẻ dưới 4 – 6 tháng tuổi và chưa ăn dặm mắc táo bón, mẹ có thể giúp kiểm soát bằng cách cho trẻ uống thêm lượng sữa hằng ngày kết hợp mát-xa bụng nhẹ nhàng hoặc tắm nước ấm cho trẻ.

Trong trường hợp trẻ bú sữa công thức, hãy đảm bảo cách pha, cách cho trẻ ăn đúng cách. Ngoài ra, hãy đảm bảo nguồn sữa công thức mẹ lựa chọn chứa các chất dinh dưỡng tốt cho tiêu hóa như dòng Aptamil Profutura Úc.


 Táo bón ở trẻ cần xem xét lại chế độ ăn uống

5. Nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của con

Mặc dù nguyên nhân gây táo bón thường có thể là do chế độ ăn uống, nhưng đôi khi có thể do các nguyên nhân khác như bệnh cường giáp, bệnh đái tháo đường, bệnh phì đại tràng bẩm sinh,…….Đó là lý do tại sao ba mẹ nên nói chuyện với bác sĩ nếu trẻ thường xuyên bị táo bón, đặc biệt là đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Ngoài việc thăm khám và xác định rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những gợi ý điều trị táo bón ở trẻ với những trường hợp không liên quan đến bệnh lý. Nhưng dù nguyên nhân là gì, việc giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt mới là quan trọng nhất. Trẻ bị táo bón càng lâu thì tình trạng càng trở nên trầm trọng hơn và thời gian điều trị có thể mất nhiều thời gian hơn.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ba mẹ kiểm soát tốt hơn tình trạng táo bón ở trẻ.

>>>Xem thêm: Synbiotics – công thức hỗ trợ sức khỏe đường ruột cho bé yêu

*Thông tin sưu tầm*

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717