Giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ có thể xảy ra nhiều nhất trong giai đoạn từ 6 – 36 tháng tuổi, giải thích cho lý do tại sao có rất nhiều trẻ thường xuyên ốm vặt triền miên và dễ mắc phải các bệnh lý liên quan. Do đó để lấp đầy “khoảng trống miễn dịch” trẻ cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
1. Khoảng trống miễn dịch ở trẻ là gì?
Khoảng trống miễn dịch là gì? Hệ miễn dịch khỏe mạnh là yếu tố quan trọng để trẻ có khả năng phòng và chống lại bệnh tật. Khi mới sinh, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh thường rất tốt nhờ có hệ thống kháng thể IgG được mẹ truyền cho trong giai đoạn bào thai kết hợp với kháng thể được mẹ truyền từ sữa mẹ trong giai đoạn sau sinh. Tất cả sẽ tạo thành hệ miễn dịch “thụ động” tốt nhất để bảo vệ bé khỏe mạnh.
Tuy nhiên miễn dịch “thụ động” lại không thể tạo ra một sức đề kháng tốt trong khoảng thời gian dài vì tất cả lượng kháng thể mà mẹ truyền cho trẻ sẽ bắt đầu suy giảm mạnh sau khoảng 6 tháng.
Trái ngược với miễn dịch “thụ động” là hệ miễn dịch chủ động hay miễn dịch tự thân của chính cơ thể trẻ nhưng trong khoảng thời gian từ 6 tháng trở đi đó, chúng còn rất non nớt và không có khả năng bảo vệ cao. Trong khi đó, hệ miễn dịch chủ động cần thời gian để phát triển, hoàn thiện và phải đến năm 3 – 4 tuổi, cơ thể trẻ mới có đủ lượng kháng thể gần bằng của người lớn, và lúc đó hệ miễn dịch mới đủ khoẻ mạnh để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật.
Như vậy, khoảng thời gian chuyển tiếp từ lúc miễn dịch “thụ động” sang miễn dịch “chủ động” chính là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” xuất hiện và kéo dài từ khoảng 6 tháng tuổi tới khi trẻ 3 hoặc 4 tuổi , lúc này cơ trẻ có sự thiếu hụt kháng thể đáng kể, hệ miễn dịch yếu, và trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Khoảng trống miễn dịch ở trẻ
(Nguồn: Bộ y tế)
2. Dinh dưỡng lấp đầy “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ
Trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi thuộc giai đoạn trẻ bắt đầu tăng cường việc học hỏi và khám phá mọi điều từ thế giới bên ngoài bằng tất cả mọi giác quan nhưng đây cũng chính là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” xảy ra và ảnh hưởng nhiều nhất, do đó tỷ lệ trẻ mắc bệnh từ miễn dịch yếu vô cùng cao.
Dinh dưỡng hợp lý chính là cách tốt nhất để xây dựng cho trẻ một hàng rào miễn dịch khỏe mạnh, lấp đầy khoảng trống miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh luôn trực chờ tấn công cơ thể non nớt của trẻ.
Dưới đây là một số giải pháp hữu ích:
– Nếu có điều kiện hãy cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên
– Làm biến mất khoảng trống miễn dịch ở trẻ bằng chế độ ăn dặm cân đối đủ các nhóm vitamin khoáng chất. Đặc biệt tăng cường bổ sung thực phẩm giàu đạm, vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, kẽm, sắt, selen, omega 3, probiotics… là những chất dinh dưỡng tham gia vào các hoạt động của hệ thống miễn dịch, tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Lấp đầy khoảng trống miễn dịch bằng chế độ ăn dặm đủ dinh dưỡng
– Cung cấp đủ nước cho cơ thể để các cơ quan hoạt động hiệu quả hơn
– Đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
– Bổ sung cho trẻ Sữa công thức Aptamil Profutura Úc. Nổi bật với công thức Synbiotic độc quyền chứa cả Prebiotics và Probiotic
+ Prebiotics là một loại chất xơ cũng là thức ăn cho lợi khuẩn trong đường ruột. Với tỷ lệ scGOS/lcFOS 9:1 cũng là tỷ lệ phân bố của các oligosaccharides được tìm thấy trong sữa mẹ.
+ Probiotics trong Aptamil Profutura thuộc chủng Bifidobacterium breve M-16V đã chứng minh lâm sàng được tìm thấy phổ biến trong cả sữa mẹ và đường ruột của bé bú mẹ. Probiotics giúp trẻ xây dựng được hệ miễn dịch vững chắc, chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Đồng thời Probiotics ức chế vi khuẩn có hại và nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi
>>>Xem thêm: Prebiotic có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ tốt như thế nào?
Aptamil Profutura Úc
Bên cạnh dinh dưỡng xây dựng miễn dịch khỏe, mẹ cũng cần luyện tập cho trẻ thói quen sinh hoạt lành mạnh, tiêm phòng đầy đủ và đúng thời gian, giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xung quanh.
Hy vọng thông qua bài viết này ba mẹ sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ từ đó có những biện pháp thích hợp củng cố miễn dịch khỏe.
*Thông tin sưu tầm*